Đột quỵ: dấu hiệu nhận biết và cách xử lí kịp thời

Đột ngụy là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm tính mạng và để lại không ít di chứng nặng nề ngay cả khi được cấp cứu kịp thời. Đa phần các cơn đột quỵ đều xảy ra đột ngột, cần có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ để giảm thiểu tổn thương não và cải thiện khả năng phục hồi. Vì thế, việc nhận biết đột quỵ ngay từ sớm chính là yếu tố then chốt giúp người bệnh có cơ hội chữa trị và phục hồi. Hãy cùng Hoàng Gia tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này  thông qua bài viết dưới đây nhé!

  1. Đột quy là gì?

Đột quỵ (còn được gọi là tai biến mạch máu não hay Stroke) là một tình trạng y tế nghiêm trọng xảy ra khi một phần của não không nhận được máu đủ để duy trì hoạt động bình thường. Đột quỵ thường xảy ra khi mạch máu đến não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, dẫn đến tổn thương não do thiếu oxy và chất dinh dưỡng.

 

 

Có hai loại chính của đột quỵ:

  • Đột quỵ mạch máu não (ischemic stroke)
  • Đột quỵ mạch máu não xuất huyết (hemorrhagic stroke).

Đột quỵ mạch máu não xảy ra khi một động mạch chứa máu đến não bị tắc, thường do cục máu đông hoặc cặn bã trong động mạch. Đột quỵ mạch máu não xuất huyết xảy ra khi một mạch máu não vỡ ra, gây ra sự xuất huyết trong não.

2. Nguyên nhân và yếu tố chính gây nên tình trạng đột quỵ:

Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Người bị các bệnh lý tim mạch như hở van tim, rung tâm nhĩ, nhịp tim không đều, suy tim,…;
  • Người bị tăng huyết áp;
  • Người bị tiểu đường;
  • Người bị rối loạn Lipid máu;
  • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã từng bị đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc bệnh tim;
  • Lạm dụng các chất kích thích như uống nhiều rượu, sử dụng ma túy;
  • Người hút thuốc lá chủ động hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động, gặp tình trạng khói thuốc lá dẫn đến mỡ tích tụ trong động mạch, tăng nguy cơ máu đông;
  • Người thừa cân, béo phì, ít vận động tập thể dục;
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, lượng Cholesterol cao;
  • Về tuổi tác, người trong nhóm tuổi từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ cao hơn;
  • Nam giới có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ cao gấp 1.25 lần so với nữ giới
  • Việc sử dụng thuốc tránh thai hay các liệu pháp điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ:

Có một số dấu hiệu nhận biết đột quỵ mà bạn có thể chú ý để nhận ra tình trạng này. Một cách dễ nhớ để nhận biết dấu hiệu đột quỵ là theo quy tắc "FAST":

  • Face (Khuôn mặt): Kiểm tra khuôn mặt của người bị nghi ngờ có đột quỵ bằng cách yêu cầu họ cười hoặc mỉm cười. Nếu một bên của khuôn mặt mất cảm giác hoặc không thể di chuyển, đó có thể là dấu hiệu đột quỵ.
  • Arms (Cánh tay): Yêu cầu người bị nghi ngờ đột quỵ nâng cả hai cánh tay lên và giữ trong vị trí ngang trong một khoảng thời gian. Nếu một cánh tay không thể được nâng lên hoặc bị tuột xuống không kiểm soát, có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
  • Speech (Nói chuyện): Kiểm tra khả năng nói chuyện của người bị nghi ngờ đột quỵ bằng cách yêu cầu họ nói một câu đơn giản. Nếu họ có vấn đề trong việc phát âm, nói chậm, lắp bắp hoặc không thể diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng, có thể là dấu hiệu của đột quỵ.
  • Time (Thời gian): Nếu bạn nhận thấy bất kỳ một trong các dấu hiệu trên, hãy lưu ý thời gian xuất hiện. Gọi ngay số cấp cứu hoặc đưa người bị nghi ngờ đột quỵ đến bệnh viện ngay lập tức. Thời gian rất quan trọng để có thể cung cấp điều trị kịp thời và tối ưu cho khả năng phục hồi.

 

 

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ ngay từ sớm dựa theo quy tắc F.A.S.T

Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác của đột quỵ có thể xuất hiện như mất thị lực hoặc khó nhìn, mất cân bằng hoặc khó đi lại, đau đầu nghiêm trọng không rõ nguyên nhân, mất cảm giác hoặc sự yếu đi một bên cơ thể. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và phạm vi của đột quỵ trong não.

4. Hướng dẫn cách xử lí đột ngụy:

Nếu bạn nghi ngờ một người có triệu chứng đột quỵ, hãy thực hiện các bước sau để xử lý tình huống cho đến khi được đưa đi cấp cứu:

  • Gọi số cấp cứu: Liên hệ với dịch vụ cấp cứu hoặc gọi số cấp cứu (Số 115 tại Việt Nam) ngay lập tức để thông báo về tình huống và nhận hướng dẫn cụ thể.
  • Đưa người bị đột quỵ vào tư thế thoải mái: Đặt người bị đột quỵ nằm nghiêng cao đầu 30 – 45 độ, đảm bảo sự an toàn và tiện lợi cho việc hô hấp. Nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.
  • Đừng cho người bị đột quỵ uống hoặc ăn gì: Tránh cho người bị đột quỵ ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì. Điều này cần thiết để tránh nguy cơ ngạt thở nếu có rối loạn nước nuốt hoặc mất khả năng điều khiển cơ bắp.
  • Ghi lại thời gian bắt đầu triệu chứng: Ghi lại thời gian bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đột quỵ. Điều này rất quan trọng để đưa ra quyết định về phương pháp điều trị và phục hồi.
  • Tránh các biện pháp tự mình điều trị: Không thử áp dụng các biện pháp tự mình điều trị như cho người bị đột quỵ uống thuốc, đặt cố gắng massage hoặc thực hiện bất kỳ thủ thuật nào không có hướng dẫn y tế chính xác.
  1. Bệnh đột quỵ có chữa được không?

Cứ mỗi giây trôi qua, có 32.000 tế bào não chết nếu không được cung cấp máu hoặc oxy. Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết.

Như vậy, thời gian vàng trong đột quỵ não là 4.5 giờ nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối (làm tan cục máu đông), hoặc trong 6-8 giờ lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não.

 

 

Đối với bệnh đột quỵ: Cấp cứu càng sớm thì tỷ lệ sống sót và phục hồi càng cao.

Nếu người bệnh được điều trị trong khoảng thời gian này hoặc sớm hơn thì hoàn toàn có cơ hội hồi phục, hạn chế tối đa biến chứng. Ngược lại nếu điều trị muộn hơn, việc điều trị rất khó khăn, cơ hội phục hồi sẽ thấp đi, khả năng tiên lượng xấu rất cao.

Hy vọng với những chia sẽ trên của Hoàng Gia sẽ giúp ích phần nào cho bạn trong việc phát hiện và xử lí đột quỵ. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ vì thế ngay từ bây giờ hãy bảo vệ bản thân và gia đình bạn bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, chú ý theo dõi sức khỏe của mình, thường xuyên kiểm tra các chỉ số của cơ thể để phát hiện bệnh kịp thời.