Nhóm đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?

Nhóm đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?

Bệnh tiểu đường là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe của con người. Theo một vài báo cáo nghiên cứu liên quan, tính đến năm 2017, trên thế giới có 425 triệu bệnh nhân mắc tiểu đường. Tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này ngày càng tăng cao. Bất kì độ tuổi và giới tính nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường. Vậy những người nào có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao nhất, hãy xem bạn có nằm trong đó không nhé!

  1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là một tình trạng bất thường liên quan đến mức đường trong máu không được điều chỉnh đúng cách. Khi chúng ta ăn thức ăn chứa carbohydrate, cơ thể chuyển đổi nó thành đường glucose, một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể. Hormone insulin được sản xuất bởi tụy (một tuyến nội tiết nằm ở phần trên và phía sau dạ dày) giúp cơ thể hấp thụ glucose từ máu vào các tế bào để sử dụng hoặc lưu trữ.

 

Trong trường hợp bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin, dẫn đến tăng mức đường trong máu (huyết đường). Có hai loại chính của bệnh tiểu đường:

  • Tiểu đường loại 1 (Type 1 diabetes): Đây là loại tiểu đường mà tụy không sản xuất insulin do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy tế bào beta trong tụy. Điều này làm cho người bị tiểu đường loại 1 phải tiêm insulin thường xuyên để duy trì mức đường huyết trong giới hạn bình thường.
  • Tiểu đường loại 2 (Type 2 diabetes): Đây là loại tiểu đường phổ biến hơn và xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin. Tiểu đường loại 2 thường phát triển dần dần và thường liên quan đến các yếu tố như béo phì, ít vận động và di truyền.

2. Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường:

Bất kì độ tuổi và giới tính nào cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên có một vài nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những người khác:

​​​​​​​2.1 Người có tiền sử gia đình bị bệnh:

Ít ai biết rằng, tiểu đường có tính di truyền nhất định. Các số liệu liên quan cho thấy nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tiểu đường thì xác suất con cái mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường; nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường thì xác suất con cái mắc bệnh cao gấp 6 lần so với người bình thường.

​​​​​​​​​​​​​​2.2 Người thừa cân, béo phì:

Tích mỡ trong cơ thể,  đặc biệt là mỡ bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bởi tình trạng béo bụng ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan nội tạng.

 

Những người béo bụng rất dễ mắc bệnh tiểu đường

​​​​​​​​​​​​​​2.3 Người có lối sống không lành mạnh:

Các yếu tố như ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động, hút thuốc, uống rượu quá mức có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

​​​​​​​2.4 Bệnh nhân tăng huyết áp và tăng lipid máu:

Bệnh nhân huyết áp cao và lipid máu cao có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, vì huyết áp cao và lipid máu cao có thể làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng kháng insulin.

 

Huyết áp cao và lipid máu cao có thể làm cho cơ thể xuất hiện tình trạng kháng insulin.

​​​​​​​​​​​​​​2.5 Người trung niên và người già:

Người trung niên và người già cũng dễ mắc bệnh hơn, do sức khỏe người già không được tốt. Khi có tuổi, mọi chức năng của cơ thể bắt đầu lão hóa, trong đó tất nhiên có cả thụ thể insulin nên khả năng mắc bệnh tiểu đường cũng cao hơn.

Người cao tuổi và người trung niên là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

3. Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh tiểu đường:

  • Khát nước: Ở những người mắc chứng tiểu đường thì máu trở nên sệt hơn: khi càng uống nhiều nước thì máu càng trở nên loãng hơn.
  • Đường huyết cao: Có thể dùng máy để đo đường huyết. Các loại máy này có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc.
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Ở những người mắc chứng tiểu đường đường nằm lại trong máu và không đi vào tế bào, vì thế họ cảm thấy thiếu năng lượng.
  • Tiểu tiện nhiều lần: Khi bị tiểu đường thận không thể lọc đường trong máu, vì thế thận cố gắng nhận từ máu một lượng chất lỏng bổ sung để hoà tan đường. Điều này làm cho bàng quang thường xuyên bị đầy.
  • Sụt hoặc tăng cân nhanh chóng: Sụt cân khi bị tiểu đường tuýp I. Tăng cân khi bị tiểu đường tuýp II.
  • Tê buốt các đầu ngón chân, tay: Hiện tượng này xuất hiện nếu như lượng đường trong máu cao và nó phá huỷ hệ thần kinh.

Với mức sống ngày càng được nâng cao nên ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường. Vì thế, để phòng bệnh tiểu đường bạn cần phải kiểm soát bản thân, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và điều quan trọng nhất là phải kết hợp vận động thường xuyên để giữ vóc dáng bình thường.